» Tin tức và Sự kiện » Các hoạt động trong tỉnh » Hiệu quả từ việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Hiệu quả từ việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

      Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có 13 làng nghề được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định công nhận, gồm: 02 làng nghề hoa kiểng; 07 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 04 làng nghề chế biến thực phẩm. Trước đây hoạt động sản xuất của các làng nghề chủ yếu bằng thủ công, nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, việc ứng dụng cơ giới quá vào các khâu sản xuất của các làng nghề, nhất là đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết.

D:\Hinh ảnh\091f6dacdd2c27727e3d.jpg

Ảnh: Máy cắt tre, tầm vông của hộ Thạch Lệ, ấp Trà Tro C

      Trước thực trạng đó, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn để hỗ trợ cho các hộ dân, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp thuộc các làng nghề trong tỉnh, áp dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, góp phần mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho các hộ dân trong làng nghề.

      Nhằm đánh giá lại hiệu quả của dự án, vừa qua Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá quá trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú. Năm 2018, làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang được dự án hỗ trợ 04 cái máy cắt tre, tầm vông cho 04 hộ dân trong làng nghề. Tại hộ dân Kim Chẹt ấp Trà Tro C, xã Hàm Giang (01 trong 04 hộ dân được hưởng lợi từ dự án), tâm sự với đoàn khảo sát ông Kim Chẹt vui vẽ cho biết: Trước đây, gia đình tôi sử dụng cưa tay để cắt tre chỉ cưa được khoảng 20 cây tre lớn mỗi ngày, giờ đây có máy cắt tre do Nhà nước hỗ trợ bình quân mỗi ngày tôi có thể cắt hơn 100 cây, vừa ít tốn công sức, vừa tiết kiệm công lao động, để làm thêm công việc khác mà tiền điện mỗi tháng tăng không đáng kể. Từ khi hỗ trợ đến nay máy đã hoạt động hơn 02 năm, hiện tại máy vẫn chạy tốt, ổn định. Hộ còn cho biết thêm, khi thấy lợi ích của máy cắt, các hộ khác thấy  gần nhà đã  tự bỏ vốn để đầu tư mua máy.

D:\Hinh ảnh\6494b65f07dffd81a4ce.jpg

Ảnh: Vận hành máy cắt của hộ Kim Chẹt, ấp Trà Tro C

     Có thể thấy, dự án hỗ trợ máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất phục vụ cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã làm gia tăng giá trị sản xuất ở địa phương. Để dự án mang lại hiệu quả cao hơn, phục vụ đúng nhu cầu cần thiết của người dân. Những năm tiếp theo, Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát nhu cầu của người dân để hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích nhằm phát huy được lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có, giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; giúp cho các hộ, các cơ sở sản xuất trong làng nghề của tỉnh ổn định sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề của tỉnh.

                                                                                                                Tin, Ảnh: Phạm Đức Tri

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh