» Dữ liệu nông thôn mới - OCOP » Chương trình OCOP » Trà Vinh đa dạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Trà Vinh đa dạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là một nhiệm vụ trọng tâm nằm trong khuôn khổ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Chương trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập, nhất là đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương. Đây cũng chính là cơ hội để các chủ thể, Hợp tác xã, Doanh nghiệp và Công ty phát triển các giá trị sản phẩm, tạo được thương hiệu, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở từng địa phương.

C:\Users\Vu\Downloads\271806989_284215193699078_266225930960504389_n.jpg

Ảnh: Gạo Sạch thượng hạng của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Huyền Hội đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao

Trong năm 2021, mặc dù tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự chủ động của địa phương và chủ thể (Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã, THT và cơ sở,…) nên trong năm 2021 Trà Vinh có nhiều sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Kết quả có có 28 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (trong đó có 24 sản phẩm mới tham gia đạt 3 sao và 04 sản phẩm nâng hạng lên sản phẩm tiềm năng 5 sao), đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 80 sản phẩm OCOP (05 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 09 sản phẩm đạt 4 sao; 66 sản phẩm 3 sao). Cụ thể huyện Cầu Kè có 4 sản phẩm (Dừa sáp sợi (VICOSAP); Kẹo Dừa sáp Ca Cao VICOSAP; Kẹo dừa sáp nguyên chất; Kẹo Dừa sáp Lá dứa VICOSAP do Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến dừa Sáp Cầu Kè); huyện Trà Cú có 7 sản phẩm (Gạo Long Hiệp “Hạt ngọc Rồng Vàng”; Gạo Long Hiệp “Hạt ngọc Rồng Đỏ”; Gạo Long Hiệp “Hạt ngọc Rồng Tím”; Gạo Long Hiệp “Gió đồng nội”; Gạo Trà Cú “Gạo gia đình” của Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp; Gạo Quê tôi của Doanh nghiệp tư nhân Thuận Thiên Trà Vinh; Cốm dẹp Hùng Tuyền của Hộ kinh doanh Thạch Hùng; thị xã Duyên Hải có 1 sản phẩm (Nước khoáng thiên nhiên Sao Biển – STARFIWA của Công ty cổ phần thực phẩm Biển Xanh); huyện Tiểu Cần có 2 sản phẩm (Gạo Rạch Lọp Tiểu Cần của Hợp tác xã Nông nghiệp Rạch Lọp); (Lạp Xưởng 6 Be của Hộ kinh doanh Phạm Thị Sáu); Càng Long có 6 sản phẩm (Viên uống đẹp da DOPHA BEAUTY của Công ty TNHH Đồng Phát Dophaco); (Cốm Gạo của Hộ kinh doanh Đặng Văn Sơn); (“Gạo Tím Huyền Hội”; “Gạo Sạch thượng hạng” của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Huyền Hội); (Quýt đường của Hợp tác xã Quýt đường Thuận Phú);(Rượu sâm Đinh Lăng của Hộ kinh doanh Lê Văn Đực); TP Trà Vinh có 6 sản phẩm “Rượu Khổ qua của Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thăm”; “Chả thủ”; “Chả Lụa thập cẩm ớt hiểm”; “Thịt Lạp ba chỉ” của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trúc Loan Cơ sở sản xuất Năm Thụy); (Dầu Dừa hoa hồng-Kokof-Rose của Hộ kinh doanh Lâm Mộng Thúy, Cơ sở dầu dừa sạch Phương Huỳnh); “Tương hột Cẩm Hưng của Hộ kinh doanh Trần Thủy Tiên”; huyện Duyên Hải có 1 sản phẩm (Khô cá khoai của Hộ kinh doanh Dương Tiến Hải); huyện Châu Thành có 1 sản phẩm “Gạo hạt ngọc Châu Long” của Hợp tác xã nông nghiệp thương mại và sản xuất dịch vụ Châu Hưng.

Với kết quả trên cho thấy, sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng đa dạng và có nhiều tiềm năng để phát triển, đây được xem là cơ hội mở rộng thị trường và mang lại nhiều giá trị, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh. Để sản phẩm OCOP ngày càng được lan tỏa, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương. Cùng với đó cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP đến các chủ thể, Hợp tác xã, Doanh nghiệp và Công ty.

Tin, ảnh: Mỹ Hương

VPĐPNTM tỉnh