» Tin tức và Sự kiện » Kinh tế và tổ chức sản xuất » BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề của tỉnh trong thời gian qua được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo thực hiện, từ đó đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, người lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Để có cơ sở quy hoạch, bảo tồn, phát triển làng nghề trong thời gian tới, từ ngày 21/2/2022 đến ngày 25/02/2022 Chi cục Phát triển nông thôn Trà Vinh phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn II – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp điều tra, khảo sát thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh. Qua khảo sát tại 10 làng nghề trên địa bàn tỉnh, đoàn công tác Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn II – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp nêu lên những hạn chế và đề ra giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh như sau:

Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, phong phú hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sự có mặt các sản phẩm từ làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trà Vinh nói chung và ở nông thôn nói riêng theo hướng tích cực. Đối với nguyên liệu cho quá trình sản xuất dễ tìm kiếm, lao động tại chỗ dồi dào, kinh nghiệm sản xuất là những điều kiện tốt để các xã, làng nghề phát huy khả năng, nội lực của mình.

C:\Users\tri011\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\1646216753598 (1).jpg

Ảnh: Làng nghề sơ, chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long

Các làng nghề tạo ra các sản phẩm với giá hợp lí, phù hợp với khả năng người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế rất rõ ràng như: tăng thu nhập, đóng góp cho ngân sách tăng, đời sống nhân dân được ổn định. Về mặt xã hội, giải quyết được nhiều việc làm, giảm di dân từ nông thôn ra thành phố. Rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Các làng nghề giữ được thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt văn hóa riêng của làng.

C:\Users\tri011\Downloads\1646216142394.jpg

Ảnh: Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang

Tuy nhiên, các làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn: chưa có tổ chức quản lý hoạt động làng nghề; các làng nghề chưa tự vận động linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường, trước hết là tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị trường nhưng chưa xây dựng được thương hiệu nên chưa đủ sức cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại; chưa xây dựng được sản phẩm mỹ nghệ đặt trưng phục vụ cho mục đích quà tặng.

Do vậy, tiếp tục duy trì và phát triển các ngành nghề và làng nghề được xác định có lợi thế là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Để các làng nghề ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững, đồng thời phục vụ cho ngành du lịch cần thực hiện đầy đủ hệ thống các giải pháp. Trong đó các giải pháp quan trọng, mang tính đột phá gồm: Thực hiện đổi mới quản lý, tổ chức, tiến hành qui hoạch hệ thống làng nghề phù hợp với tiềm năng; kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kỹ thuật, phương tiện sản xuất; cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nghề có kỹ thuật cao; xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch qua nhiều phương tiện và hoạt động xã hội trong và ngoài nước; sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương; liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm./.

Tin, ảnh: Huyền Giang

Chi cục Phát triển nông thôn Trà VInh