» Tin tức và Sự kiện » Các hoạt động trong tỉnh » Chương trình OCOP là một trong những chỉ tiêu trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

Chương trình OCOP là một trong những chỉ tiêu trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

Sau hơn 03 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 104 sản phẩm OCOP. Trong đó, 06 sản phẩm tiềm năng 05 sao, 15 sản phẩm 04 sao và 83 sản phẩm 03 sao. Có 67 chủ thể có sản phẩm OCOP, gồm: 14 công ty, 03 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác và 38 hộ kinh doanh. Chương trình OCOP đã tạo được sự lan tỏa rộng khắp, góp phần tái cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống người dân nông thôn. Chương trình OCOP của tỉnh nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo tỉnh. Công tác tổ chức thực hiện được phân công cụ thể cho các cơ quan từ tỉnh đến huyện và xã. Các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình trong phạm vi quản lý. Các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3-4 sao đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thấy được lợi ích của Chương trình OCOP nên tích cực, chủ động tham gia. Nhờ đó, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP có chiều hướng tăng lên. Các huyện, thành phố, các xã, thị trấn đã quan tâm, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng chuẩn hóa sản phẩm OCOP nên bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương…

C:\Users\Administrator\Desktop\318312169_1323950841684644_620866165587785239_n.jpg

Ảnh: Sản phẩm OCOP tham gia trưng bày tại Hội chợ xúc tiến Thương mại – Công nghiệp năm 2022

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, bên cạnh những kênh truyền thống, các chủ thể có sản phẩm OCOP đã linh hoạt bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử nên số lượng sản phẩm tăng nhiều hơn so với thời điểm chưa tham gia chương trình OCOP. Các sở, ngành của tỉnh cũng tích cực đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh, thường xuyên kết nối các hội chợ, triển lãm về sản phẩm OCOP cho các cơ sở sản xuất trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP. Ngoài ra, tỉnh có xây dựng và bố trí, sắp xếp các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại các khu du lịch, điểm tham quan của tỉnh khi du khách đến tham quan.

Chương trình OCOP đã trở thành chương trình phát triển kinh tế trọng tâm ở khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 tại Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/20222 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Phấn đấu đến 2025 có ít nhất 165 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 50% chủ thể OCOP là doanh nghiệp, công ty và hộ kinh doanh. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Có ít nhất 10% làng nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề địa phương. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…); phấn đấu xây dựng 01 Nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh. Có ít nhất 01 dự án về Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch được hình thành và triển khai thực hiện. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu ít nhất 05 sản phẩm và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu ít nhất 10 sản phẩm

Để thực hiện mục tiêu trên, trước hết tập trung chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng. Về quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu. Tăng cường chuyển đổi số. Thông tin, tuyên truyền Chương trình OCOP.

Tin, ảnh: Mỹ Hương

VPĐPNTM tỉnh